Tạo USB cài Win 10 bằng Rufus chuẩn UEFI và Legacy

Thứ bảy - 02/04/2022 23:01
Rufus là một trong các công cụ tạo usb boot chuyên nghiệp và tốt nhất hiện nay. Bài viết này sẽ hướng dẫn tạo USB cài Win 10 bằng Rufus hỗ trợ chuẩn UEFI và Legacy.
Tạo USB cài Win 10 bằng Rufus chuẩn UEFI và Legacy
Tạo USB cài Win 10 bằng Rufus chuẩn UEFI và Legacy
Liên hệ tư vấn Trần Minh Tuấn
Nhắn tin
Liên hệ tư vấn Huỳnh Ngọc Quận
Nhắn tin
Liên hệ tư vấn Minh Tú
Nhắn tin
1. Rufus là gì?
Phần mềm Rufus
 là một công cụ để tạo ra USB có thể khởi động được trên máy tính. Nó được đánh giá là phần mềm tốt nhất và dễ sử dụng nhất. Mặc dù với dung lượng rất nhỏ nhưng Rufus có thể đáp ứng hầu hết những thứ bạn cần. So sánh về tốc độ thì Rufus nhanh hơn 2 lần so với UNetbootinUniversal USB Installer và Windows 7 USB download tool. Ngoài ra, người dùng còn có thể tận dụng Rufus để tạo các bộ cài Windows, bao gồm Rufus win 7, 8 hay 10 cũng như các hệ điều hành khác trên USB của mình.

Phần mềm Rufus ra mắt lần đầu tiên vào năm 2011 với phiên bản đầu tiên là 1.0.3 và chỉ hỗ trợ cho MS-DOSĐến phiên bản 1.0.4 thì đã nâng cấp lên với việc hỗ trợ cho FreeDOS. Phiên bản Rufus 1.1.0 còn có chức năng hỗ trợ hình ảnh ISO. Tính đến thời điểm hiện tại, nó đã được hỗ trợ trên nhiều phiên bản khác nhau và ngoài ra còn giúp người dùng có thể định dạng ổ đĩa flash theo hình thức tập tin.
2. Một số tính năng của phần mềm Rufus
  • Tính năng tạo Boot cho USB mà không cần mất phí (Rufus Windows, Rufus Linux,…)
  • Phần mềm Rufus hoàn toàn miễn phí
  • Hỗ trợ kiểm tra nếu USB bị hỏng
  • Việc tải Rufus đơn giản, không tốn dung lượng máy cũng như thời gian chờ đợi
  • Tốc độ sử dụng nhanh gấp 2 lần so với việc sử dụng USB thông thường
  • Người dùng tạo tên hay icon cho USB của mình
  • Hiển thị dung lượng của USB dưới dạng Dropdown list
  • Với định dạng UDF/exFAT, Rufus có thể kiểm tra và sửa lỗi hiệu quả
3. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Rufus để tạo USB Boot từ A - Z

a. Bạn cần chuẩn bị / chú ý những gì khi sử dụng Rufus?

Để có thể tiến hành tạo USB Boot hay cài Win bằng Rufus thì người dùng cần :
  • Một chiếc USB có dung lượng trống tối thiểu 4GB.
  • File ISO của bộ cài đặt Windows mà bạn đang muốn boot.
  • Phần mềm tạo USB Boot – Rufus.
  • Mọi dữ liệu trên máy tính phải được sao lưu lại
  • Tắt hết các phần mềm diệt virus, tường lửa để chúng không tự động xóa file ‘Autorun’, gây lỗi và không thực hiện được thao tác tạo USB Boot.
Sau khi download Rufus thành công, người dùng chỉ việc mở lên. Lưu ý, Rufus không yêu cầu phải cài đặt như các ứng dụng thông thường.
b. Tải phần mềm (download) Rufus ở đâu?
Cách 1:
 Bạn có thể lên trực tiếp Google tìm kiếm từ khóa phần mềm Rufus sẽ ra kết quả các phiên bản cho bạn lựa chọn.
c. Cách sử dụng Rufus
Bước 1:
 Sau khi tải về thành công, tiến hành cắm USB vào máy và khởi động phần mềm. Giao diện Rufus lúc này sẽ hiện ra, bạn có thể nhấn vào biểu tượng quả địa cầu ở góc dưới bên trái để chọn ngôn ngữ Tiếng Việt.
Bước 2: Tại giao diện, trong menu thả xuống của mục "Device" bạn chọn tên USB của mình (trong trường hợp bạn đang cắm nhiều USB).
[caption id="attachment_14449" align="aligncenter" width="474"] Giao diện Rufus sau khi khởi động[/caption]

Bước 3: Ấn vào mục “SELECT”, lúc này cửa sổ BROWSE sẽ hiện ra. Bạn tiến hành chọn file cài đặt (file ISO) của hệ điều hành mà mình đã tải về máy và nhấn “Open”.
[caption id="attachment_14450" align="aligncenter" width="640"] Chọn file ISO từ phần mềm Rufus [/caption]

Bước 4: Nếu muốn, bạn click vào biểu tượng dấu tích bên cạnh tùy chọn Boot Selection để tính toán và xem checksum MD5, SHA1 và SHA256 của file ISO. Điều này hữu ích để xác minh xem tệp ISO có bị lỗi ở đâu không.
Bước 5: Tại mục “Partition scheme”, ấn tổ hợp phím Alt + E để tính năng ẩn tạo USB 2 phân vùng được kích hoạt.
[caption id="attachment_14451" align="aligncenter" width="422"] Kích hoạt tính năng ẩn tạo USB 2 phân vùng

Bước 6: Tại mục “Target system”, bạn có thể chọn cách tạo USB Boot UEFI với Rufus bằng cách chọn vào “UEFI” ở menu thả xuống. Ngoài chuẩn UEFI, bạn cũng có thể chọn chuẩn BIOS. Nếu hệ điều hành của bạn đang ở một phiên bản khá cũ thì bạn có thể tích vào mục “Add fixes for old BIOSes” trong “Advanced Drive Properties” ở ngay bên dưới.

Chọn chuẩn UEFI hoặc BIOS cho USB Boot

Bước 7: Tại mục “Volume Label” trong “Format Options” sẽ giúp bạn đổi tên của USB Boot. Ở “File system”, bạn nên chọn “NTFS”. Trong “Advanced Drive Properties”, đánh dấu tích vào mục “Quick Format” để bỏ qua việc kiểm tra những thành phần xấu, đảm bảo quá trình định dạng diễn ra nhanh hơn.
Bước 8: Sau khi đã điền đầy đủ thông tin, nhấn vào “Start” để kích hoạt quá trình tạo USB Boot. Ngoài ra, phần mềm Rufus sẽ hiện thông báo hỏi rằng bạn có muốn xóa dữ liệu của USB hay không, nếu đồng ý bạn có thể chọn “OK”. Trong quá trình tải sẽ có lúc Rufus yêu cầu bạn phải cài đặt thêm những tệp bổ sung, việc của bạn là ấn “Yes” và Rufus sẽ lo liệu mọi thứ, tương tự như thế với những thông báo liên quan đến định dạng ổ đĩa.

Bước 9: Quá trình tạo USB Boot sẽ hiển thị trên thanh trạng thái ở “Status”, khi hoàn tất việc tạo thì thanh trạng thái sẽ full và hiện lên chữ READY kèm theo đó là âm thanh báo hiệu. Lúc này, bạn có thể sử dụng USB Boot mới tạo này để cài đặt Win rồi đấy!

Cần đợi vài phút để hoàn tất quá trình tạo USB với Rufus[/caption]
Như vậy có thể thấy, cách tạo USB khởi động Windows với Rufus rất đơn giản, mất ít thời gian. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất, không bị lỗi xảy ra cần chọn đúng file ISO tương thích với máy (bản 32Bit hay 64Bit).
Kết luận
Phần mềm Rufus
 là một tiện ích cần thiết đối với người sử dụng công nghệ. Rufus phục vụ miễn phí cho người dùng và không tốn quá nhiều thời gian cài đặt. 

Link tải: https://rufus.ie/vi/
Liên hệ tư vấn Trần Minh Tuấn
Nhắn tin
Liên hệ tư vấn Huỳnh Ngọc Quận
Nhắn tin
Liên hệ tư vấn Minh Tú
Nhắn tin

Tác giả bài viết: Trần Minh Tuấn


Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn https://web360do.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

, . : 60